Đo mức nước là một yêu cầu mà hầu như nhà máy nào cũng dùng cảm biến đo mức nước. Có khá nhiều phương pháp đo mức nước tùy vào ứng dụng mà chúng ta chọn giải pháp hợp lý. Trong đó các phương pháp mà chúng ta thường xuyên sử dụng như đo bằng sóng siêu âm, cảm biến đo bằng thủy tĩnh, cảm biến đo bằng sóng radar..
Với mỗi phương pháp đo khác nhau sẽ có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Trong bài chia sẻ này, mình xin giới thiệu các dòng cảm biến mực nước phổ biến.
Các ứng dụng thường lắp đặt cảm biến báo mực nước :
- Cảm biến đo mực nước sông
- Dùng đo mực nước trong các bể chứa
- Dùng để đo mực nước trong các bể chứa hóa chất
- Cảm biến dùng đo mức nước thải
- Và nhiều ứng dụng đo chất lỏng khác.


Các Phương Pháp đo mức nước – hiện nay thường dùng
Mục Lục
1.Đo mức nước bằng cảm biến thủy tĩnh
Cảm biến đo mưc nước bằng phương pháp thủy tĩnh là một trong các phương pháp đo mức nước phổ biến. Dòng đo mức bằng thủy tĩnh hoạt động theo nguyên lý áp suất. Tức là đo mức theo áp suất tank của khí quyển. Phương pháp này chỉ dùng được đối với tank hở, áp suất điều kiện bình thường khí quyến là 0bar ( áp suất tương đối ).


Ta có công thức 100 mbar = 1 mH2O, do đó dựa vào chiều cao nước nhà sản xuất quy đổi sang áp suất. Do đó, ta có cảm biến đo mức nước bằng thủy tĩnh. Cảm biến thủy tĩnh chỉ thích hợp dùng trong các tank chứa nước thường, bể nước thải. Dòng này dãy đo lên đến 100m, hạn chế của dòng này là nhiệt độ làm việc không quá 50 C.


2.Cảm biến đo mức dạng siêu âm
Phải nói đến cảm biến siêu âm vì dòng cảm biến này là một trong những cảm biến được dùng nhiều nhất hiện nay. Vì cảm biến đo mức bằng siêu âm rất dễ dùng. Họat động theo nguyên lý đơn giản với độ chính xác cao. Cảm biến siêu âm sử dụng sóng tần số cao để đo, sóng phát ra từ cảm biến sẽ phản xạ lại bề mặt chất lỏng. Từ bề mặt chất lỏng truyền về cảm biến, quá trình đó cảm biến tính được quãng đường đi.


Từ đó quy đổi sang tín hiệu analog. Một điều lưu ý là cảm biến siêu âm hoạt động tốt trong các ứng dụng sau: đo mức nước nhiệt độ dướ 70 C vì siêu âm chỉ chịu được 70 C. Dùng cho bể xử lý nước thải, dùng cho bể nước ngầm. Đo cho bể chứa xăng và dầu, dùng trên tàu hoặc bể ngầm. Dãy đo cảm biến siêu âm lớn nhất 20m. Chú ý cảm biến siêu âm phát sóng để đo do vậy các ứng dụng có bụi hay hơi nước sẽ gây sai số đáng kể khi đo.


3.Cảm biến đo mức bằng điên dung
Tiếp theo là một dòng cảm biến đo mức rất phổ biến. Dòng này dùng để đo mức trong các môi trường khắc nghiệt. Đó là các ứng dụng nhiệt độ cao và áp suất cao. Như trong các lò hơi, bể nước nóng. Áp suất trong các ứng dụng đó lên đến 16bar, nhiệt độ làm việc 200 C.


Do đó, khó có dòng nào đáp ứng được ngoài điê dung. Với đặc điểm đo chính xác cùng khả năng chịu áp suất. Cảm biến điên dung là một lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra cảm biến điên dung còn dùng đo axit, xăng, dầu, nước biển vì cảm biến này có lớp PTFE chống ăn mòn Dùng được trong các môi trường trên.
4.Cảm biến đo mức bằng radar dẫn sóng
Dòng này còn khá mới với đa phần người sử dụng tại Việt Nam. Vì dòng này ít nhà sản xuất có thể sản xuất vì công nghệ phức tạp hơn. Radar dẫn sóng đo rất chính xác. Sai số chỉ +/-2mm, hoạt động được trong hầu hết tất cả môi trường từ lò hơi, nước thải, nước biển, axit, xi măng… điều dùng được. Dãy đo lớn nhất lên đến 40m đáp ứng hầu hết các ứng dụng đo mức hiện nay.


Khi dùng cảm biến đo mức nước chúng ta thường dùng chung với màng hình hiển thị. Quốc giới thiệu các bạn màng hình hiển thị OM402UNI. Đây là màng hình hiển thị đa năng, có thể hiển thị theo độ cao cột nước và theo %.
Đó là một số thông tin mà Quốc chia sẽ Các Phương Pháp đo mức nước. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy liện hệ Quốc theo thông tin sau:
Phones: 0989 825 950 Mr Quốc – Zalo : 0989 825 950
Email : Christian.Nguyen@Bff-tech.com
Công Ty Công Nghệ Đo Lường BFF